Gạch Bông

Với hơn tuổi thọ hơn 100 năm kể từ khi thực dân Pháp mang đến nguồn vật liệu này cho Việt Nam thì gạch bông vẫn còn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu cho các công trình thiết kế dù là dân dụng hay mô hình kinh doanh. Vẻ đẹp bền bỉ, tinh xảo của gạch bông có thể sử dụng làm sàn hay ốp tường, thậm chí là làm điểm nhấn, điều này sẽ làm nổi bật không gian thiết kế.

1. Gạch bông là gì?

Được sản xuất đầu tiên từ những năm 1850 tại Châu Âu, đến thời kỳ Pháp thuộc khoảng cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã mang đến một vật liệu mới, làm mở ra một thời kỳ phát triển không ngừng của gạch bông tại Việt Nam. Kiến trúc Việt nam bị ảnh hưởng bởi kỹ thuật, không gian, vật liệu từ kiến Trúc Pháp, và gạch bông đã nhanh chóng trở thành một xu hướng mới trong ngành xây dựng và trang trí nội thất thời bấy giờ, và từ đây phát triển không ngừng đến hiện nay chưa khi nào hạ nhiệt. Gạch bông thủ công được cấu tạo từ hai lớp xi măng, trong khi lớp hoa văn là hỗ hợp của xi măng trắng, bột đá và bột màu, lớp đế là bột đá và xi măng đen để kết cấu thêm vững chắc.

Có rất nhiều công trình kiến trúc của Việt nam sử dụng gạch bông truyền thống vẫn còn hiện hữu đến ngày nay dù trải qua bao thăng trầm của thời gian. Những công trình đặc sắc ấy trở thành những địa điểm du lịch cho khách quốc tế, thành trường học,... không ngoa khi nói nhìn vào các công trình này sẽ mang đến một cảm giác hoài niệm vì không gian từ những viên gạch "cũ" đem lại thật khác biệt và độc đáo.

Bưu điện thành phố Hồ Chí MinhBưu điện thành phố Hồ Chí Minh

Trường Lê Hồng PhongTrường Lê Hồng Phong

2. Các loại gạch bông

Gạch bông truyền thống

Sản xuất gạch bông Sản xuất gạch bông

Đa phần những viên gạch bông truyền thống sẽ được làm bằng tay nên ta có thể gọi là gạch bông thủ công. Tùy theo ý tưởng của kiến trúc sư mà mỗi viên gạch sẽ được tạo khuôn khác nhau để đáp ứng được nhu cầu của thiết kế.

Tạo khuôn gạchTạo khuôn gạch

Việc đầu tiên và quan trọng nhất trong công đoạn tạo nên một viên gạch thủ công là làm khuôn, khuôn được làm từ thép, sau đó, người thợ sẽ đổ bằng tay hỗn hợp xi măng trắng vào các khuôn ấy và đây cũng chính là công đoạn đầu tiên tạo màu cho viên gạch.

Đổ màuĐổ màu

Lớp cát tiếp theo là để cố định các khung màu, cuối cùng lớp đế sẽ được đổ vào, ngay lúc này, máy ép thủy lực sẽ được sử dụng để các lớp gạch có thể kết dính chặc vào nhau.

Phơi gạchPhơi gạch

Sau khi đem phơi, người thợ sẽ đánh bóng nhẵng từng viên gạch để đạt được độ mịn nhất định. Có thể nói, với quy trình thủ công đầy tinh tế như vậy, người thợ làm gạch xứng danh được gọi là các nghệ nhân. 

Đánh bóng gạchĐánh bóng gạch

Gạch bông porcelain

Nhu cầu sử dụng ngày càng cao nguồn cung không đủ cầu, vì thế các nhà máy công nghiệp đã bắt đầu sản xuất các dòng gạch bông xương đá hay còn gọi là xương porcelain để đáp ứng được thị trường lại còn hạn chế được những khuyết điểm mà ở gạch thủ công truyền thống chưa có.

Gạch Bông

Gạch bông porcelain với xương bột đá ép đã giảm thiểu được độ thấm nước đáng kể so với gạch bông truyền thống dù là ở mặt hoa văn hay mặt đế. Bởi vì bề mặt hoa văn sẽ được in công nghệ 3D kèm theo lớp men bảo vệ, sẽ không bị thấm hút nước cũng như rất dễ vệ sinh với các vết bụi bẩn, mặt đáy xương đá độ hút nước dưới 5% cũng tránh được tình trạng thấm hút ngược. Đây là một ưu điểm nổi bật của dòng porcelain so với dòng thủ công vì gạch thủ công rất dễ bị thấm hút ngược và rất khó vệ sinh khi gặp những vết bụi bẩn cứng đầu. 

Độ thấm hút của gạch Độ thấm hút của gạch

Vì là gạch thủ công, đa phần người thợ chỉ có thể sản xuất được 5m2 trung bình một ngày nhưng sản lượng gạch công nghiệp có thể lên đến 3000m2/ngày. Sản lượng lớn cũng là một ưu điểm vì nguồn tồn kho nhiều có thể cung cấp cho các công trình lớn, đáp ứng được tiến độ công trình. Mỗi lô gạch cũng sẽ giảm thiểu việc bị lệch màu vì lượng màu được máy móc tính toán phân chia, hạn chế được sai sót đáng kể giữa các lô sản xuất.

Thợ thi công nên lưu ý, để hạn chế sự cố khi kết hợp hai loại gạch bông lại với nhau sẽ gây ra tình trạng chênh lệch mặt bằng, vì gạch porcelain thường có độ dày từ 6-7mm trong khi gạch thủ công sẽ có độ dày từ 12-14mm. Việc phân chia khu vực nên được tính toán tỉ mỉ và kĩ lưỡng. 

Xương gạch Xương gạch

Tuy nhiên gạch porcelain mẫu mã vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được ý tưởng của các nhà kiến trúc nên việc sử dụng gạch porcelain thủ công vẫn là một lựa chọn tốt cho các thiết kế mới lạ, độc đáo.

Gạch bông gió

Gạch Bông

Có kết cấu giống gạch bông truyền thống, gạch bông gió hay còn gọi là gạch thông gió là một sản phẩm tuyệt vời để có thể sử dụng làm sáng hay làm mát không gian cho khu vực. Sau một thời gian im ắng, gạch bông gió giờ đây đã dần lấy lại vị thế sau những kiểu thiết kế mang đậm tính hoài cổ như: Retro, Indochine,... nhưng với sự sáng tạo không ngừng của các nhà thiết kế, gạch bông gió đã cũng được sử dụng ở các thiết kế hiện đại vì công dụng hữu ích mà bản thân mang lại.

Làm vách ngănLàm vách ngăn

Làm hàng ràoLàm hàng rào

Làm mặt tiềnLàm mặt tiền

Công nghệ ngày càng phát triển, chất liệu của gạch bông gió đã cải tiến không ngừng, giờ đây ngoài việc sử dụng gạch bông gió để lấy sáng hay lấy gió, loại gạch này còn được sử dụng để tạo thành hàng rào trang trí, làm tường điểm,... với nhiều công năng phong phú.

3. Các kiểu thiết kế điển hình

Gạch bông đang là một lựa chọn có thể thích hợp với nhiều kiểu thiết kế khác nhau. Vera Ceramics hy vọng một vài ví dụ dưới đây có thể hình thành thêm các ý tưởng mới cho không gian thiết kế, kiến trúc của bạn.

Phong cách IndochinePhong cách Indochine

Phong cách TropicalPhong cách Tropical

Phong cách RetroPhong cách Retro

Xem thêm
0906.748.543 Gọi ngay
0906.748.543
Chat Zalo Chat Zalo