GẠCH VÂN ĐÁ
Gạch vân đá đang trở nên thịnh hàng trong các công trình xây dựng và kiến trúc để thay thế đá tự nhiên, với nhiều hình dáng, kích thước và bê mặt khác nhau, các kích thước nhỏ từ mosaic 25x25mm đến những dòng big slab 1200x2400 phù hợp cho việc ốp tường, lát sàn sảnh và cả trang trí điểm nhấn.
1. Đá tự nhiên
Từ ngày xa xưa những hang động đã được người tiền sử dùng để làm nơi trú ẩn, tránh thú dữ, song song với sự phát triển của nhân loại, đá tự nhiên đã đóng góp nhiều vai trò trong việc hình thành "cơ ngơi" kiên cố vì sự bền chắc. Qua một thời gian, ngành công nghiệp đá đã được sử dụng để trang trí kết hợp màu sắc hơn. Chính vì lẽ đó, đá không còn là vật dụng che nắng, che mưa mà còn mang lại giá trị thẩm mỹ trong các thiết kế. Tạo tiền đề cho các kiến trúc sư phát triển ý tưởng, tư duy, là nơi nói lên tiếng nói cá nhân thông qua các thiết kế.
Hình ảnh đá
Khi nói về văn hóa của một đất nước, các công trình kiến trúc cũng góp phần nói lên nơi sống, tập tục sinh sống của người dân tại vùng đất đó. Ví dụ: những ngôi nhà ở ven biển Địa Trung Hải sẽ có thiết kế hoàn toàn khác biệt so với những căn nhà ở khu vực sông Hằng vì sự khác biệt về văn hóa, tín ngưỡng cũng như tôn giáo. Nhưng một điều không thể bàn cãi là gạch đá sẽ đóng một vai trò quan trọng ở hầu hết các công trình dù là ở đâu đi chăng nữa.
Có rất nhiều loại đá trong tự nhiên, đá để xây dựng, được sử dụng để điêu khắc, có những loại đá quý sử dụng làm trang sức thậm chí có một số loại có thể giúp chữa bệnh,...
Đá trong xây dựng sau khi được khai thác sẽ được chẻ thành các khổ đá lớn, tùy vào hạnh mục thi công khác nhau mà đá sẽ được chế tác để phù hợp công năng sử dụng.
Khai thác đá
2. Sử dụng gạch thay thế đá tự nhiên
Đá có rất nhiều ứng dụng khác nhau, vậy tại sao lại phải sử dụng gạch thay thế đá tự nhiên trong xây dựng?
2.1 Nguyên liệu: Nguồn tài nguyên của đá tự nhiên là hữu hạn, khi khai thác đá quá mức sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng trong hệ sinh thái, những ngọn đồi bị mất đi là nơi cư trú của hàng ngàn loài sinh vật, gây ra xói mòn, dẫn đến thiên tai là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên gạch là bột đá ép, được pha trộn với các loại phụ gia khác nhau, dưới sức nén cao hình thành cũng sẽ chịu được lực tác động vì bản chất gạch vẫn được tạo nên từ đá. Tuy nhiên bột đá sẽ hạn chế được việc khai thác đá trong tự nhiên.
2.2 Thi công: Trọng lượng của một viên đá cũng sẽ rất nặng, cần nhiều nhân công để vận chuyển, khai thác, vận chuyển và thi công, một sự sơ suất nhỏ cũng sẽ khiến viên đá có thể bị hư hại mất đi tính thẩm mĩ vốn có. Hơn nữa cần đến một đội ngũ thợ lành nghề có thể thi công khối đá một cách thành thục nhất. Trong khi đó kích thước trung bình của một viên gạch khoảng 600x600mm, 800x800mm, 600x1200mm, chưa nói đến các viên gạch khổ lớn thì chỉ cần một nhân công là có thể vận chuyển và thi công một cách thuận tiện và dễ dàng hơn.
2.3 Giá thành: Chính vì là nguồn tài nguyên hữu hạn nên giá thành của đá cũng sẽ rất cao, không ai có thể phủ nhận được tính thẩm mỹ cao của đá, đá được sử dụng để thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp cho các công trình biệt thự, những công trình cẩn thể hiện sự lộng lẫy. Vì lẽ đó gạch được sản xuất ra để nhiều người có thể tiếp cận với nhiều thiết kế đẹp mà không cần tốn quá nhiều chi phí.
Thiết kế gạch giả đá lát sàn
3. Đặc điểm của gạch
Gạch được làm từ bột đá ép kết hợp cùng các loại phụ gia, được ép với áp lực cao, đóng khuôn, sau đó nung với nhiệt độ cao tạo nên từng viên gạch rắn chắc. Sau công đoạn tạo phôi gạch, gạch sẽ được đưa qua máy in 3D. Khi đó các họa tiết được thiết kế sẵn sẽ được in lên viên gạch tạo nên các đường vân. Các đường vân trên gạch được lấy cảm hứng từ đá tự nhiên đem lại cho viên gạch linh hồn của riêng từng mẫu. Cách đây khoảng 10 năm trước, đa phần các thiết kế của gạch là đồng nhất, tức là 100 viên sẽ có cùng một kiểu vân, đồng loạt giống nhau. Nhưng qua thời gian phát triển của ngành công nghiệp gạch nung, được tiếp thu và phát triển. Hiện tại một kiểu vân gạch sẽ có ít nhất 4 kiểu vân khác nhau trong cùng một mẫu, thậm chí các mẫu cao cấp sẽ có đến 16 kiểu vân. Để tạo sự tự nhiên và tránh nhàm chán cho không gian sử dụng, việc phát triển này như một bước tiến nổi trội, đẩy tư duy thẩm mỹ của người dùng mới mẻ hơn.
Quy trình sản xuất gạch
3.1 Bề mặt:
Gạch được chia thành 4 bề mặt khác nhau: Bề mặt Bóng- Polished, Bề mặt Mờ: Matt, Bề mặt Bán Bóng- Lappato, Bề mặt Nhám/ Sần - Structure.
Bề mặt Bóng: được chia ra thành hai bề mặt là gạch mài bóng và gạch phủ men bóng, gạch bóng. Gạch bóng thường được sử dụng ở khu vực phòng khách, những nơi sảnh rộng, cần thể hiện sự sang trọng. Cũng tùy vào sở thích mà kiến trúc sư cũng có thể sử dụng ở các hạng mục khác nhau, thậm chí là ốp tường toilet để dễ vệ sinh. Tuy nhiên lưu ý bề mặt bóng không sử dụng cho sàn tắm có nước tránh trơn trượt. Lớp men bóng cũng có thể dễ bị xước bởi các vật thể cứng, nhọn hơn so với các bề mặt khác.
Mã: BXS1609P - 600x1200mm - Polished
Bề mặt Mờ: Bề mặt mờ được phủ một lớp men mờ lên trên bề mặt gạch tạo cảm giác thân thuộc. Các công trình hiện đại người sử dụng hiện nay sử dụng bề mặt này kết hợp với vân đá tự nhiên, khẳng định được vị thế của gia chủ nhưng không kém phần sang trọng. Vì là bề mặt mờ nên sẽ giảm khả năng khúc xạ ánh sáng, giảm việc chói sáng hay in bóng hình ảnh phản chiếu.
Mã: HBS1017M - 600x600mm - Matt
Bề mặt Bán Bóng: Kiểu bề mặt đặc biệt này kết hợp sự khúc xạ ánh sáng, trên bề mặt mờ sẽ có một lớn men bóng. Gạch có độ bóng nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được khả năng chống trơn trượt tốt. Vì có cả hai bề mặt nên các mẫu gạch Lappato phù hợp đáp ứng nhiều công trình, hạng mục khác nhau cả nội thất lẫn ngoại thất. Vừa đảm bảo được khả năng chống trơn trượt nhưng lại dễ dàng vệ sinh lau đi những vết bẩn cứng đầu.
Mã: PVS1823L - 750x1500mm - Lappato
Bề mặt Nhám/ sần: Được tạo ra với mục đích sử dụng ốp hoặc lát ngoại thất, chống chịu khả năng thời tiết ngoài trời. Bề mặt Structure phù hợp với những nơi có mật độ đi lại cao, ngoài sân hoặc các nơi chịu tính ma sát cao như nơi để xe. Các đường vân nổi hay hiệu ứng sần trên viên gạch làm cho bề mặt gạch trở nên tự nhiên hơn, giống với bề mặt tự nhiên của đá. Những nơi cần trang trí, tạo điểm nhấn, phù hợp với xu hướng thiết kế và yêu cầu thẩm mỹ theo lối kiến trúc hiện đại.
Mã: ZDS886SC - 300x300mm - Structure
3.2 Dựa vào tỷ lệ đá trong gạch chúng ta có thể chia gạch thành 3 loại khác nhau:
Men - Ceramic: Chứa hơn 70% đất sét, kết hợp với bột đá và các loại phụ gia, đây là loại xương hạn chế cho việc lát sàn vì là loại dễ thấm hút nước và chịu áp lực thấp, rất mềm và dễ bể vỡ. Khi thi công, công nhân sẽ phải ngâm gạch trong nước và nếu lát sàn sẽ dễ bị tình trạng thấm hút ngược, khuyến cáo chỉ nên ốp tường nội thất.
Bán sứ - Semi Porcelain: Để mở rộng phạm vi tiếp xúc khách hàng, loại chất liệu này có 50% đất sét và 50% bột đá, giảm chi phí giá thành so với loại xương porcelain nhưng vẫn đáp ứng vừa đủ các yêu cầu kĩ thuật với các công trình dân dụng. Có thể phù hợp với cả ốp tường và lát sàn.
Đá - Porcelain: Có hơn 80% bột đá ép nên loại xương này có thể chịu được áp lực cao, cũng như độ thấm hút thấp dưới 5%, chi phí giá thành sẽ nhỉnh hơn hai loại còn lại tuy nhiên, về thời gian sử dụng và chất lượng sẽ bền hơn, phù hợp cả ốp sàn, lát tường nội hoặc ngoại thất.
Từ trái qua qua phải ta có thể thấy xương men vì có nhiều đất sét hơn nên cảm quan sẽ có màu đỏ nổi bật hơn. Với dòng bán sứ có sự pha trộn giữa men và đá nên sẽ có màu hơi tối sầm. Còn xương đá sẽ thấy được độ rắn chắc của viên gạch.
Tuy nhiên, ngoài dòng Ceramic thể hiện được rõ màu đỏ, một số nhà mày sẽ sử dụng xương men màu trắng, khi đó sẽ dựa vào độ kết cấu của xương gạch cũng như test độ hút nước từ 10% trở lên. Còn đối với hai dòng Semi porcelain và Porcelain tùy theo nhà máy và màu sắc của viên gạch, xương sẽ có thể thay đổi theo màu sắc, và sẽ dựa vào test vật liệu của từng mẫu gạch để kiểm tra chất lượng gạch.
Đội ngũ team Vera sẵn sàng hỗ trợ kiểm tra chất liệu gạch để các nhà thiết kế cũng như chủ đầu tư có nhận định chính xác về từng mẫu gạch sẽ sử dụng cho công trình phù hợp với ngân sách của từng công trình.
Hình ảnh hồ sơ tham khảo