Khởi nguồn từ những người Ai Cập cổ đại, từ năm 3500 năm trước công nguyên (TCN), họ đã sử dụng những viên gạch thô để xây dựng nên các Kim Tự Tháp. Nơi yên nghỉ của các vị vua thời ấy tránh được những kẻ trộm mộ, những thay đổi khắt nghiệt của thời tiếc. Theo dòng lịch sử thay đổi, đến năm 1000 năm TCN thì “Đế chế Hồi Giáo” đã phát triển và sử dụng gạch trang trí cho các công trình kiến trúc.
Sau quá trình phát triển của lịch sử, khu vực Tây Âu và Anh phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp gạch ốp lát, thậm chí cả gạch mosaic trang trí cho các nhà thờ, bệnh viên, các lâu đài uy nga tráng lệ.
Đến giai đoạn hiện nay, không thể phủ nhận ở thế kỉ hai mươi, Châu Âu vẫn là khu vực phát triển gạch mạnh mẽ, điển hình là Ý và Tây Ban Nha là hai quốc gia dẫn đầu xu hướng gạch trên thế giới.
Hơn thế nữa, sự đa dạng về bề mặt gạch cũng phù hợp với nhiều vị trí, khu vực sử dụng khác nhau. Trên cơ bản có 4 bề mặt khác nhau của gạch: Bề mặt Bóng - Polished, Bề mặt Mờ- Matt, Bề mặt Bán Bóng - Lappato và cuối cùng là Bề mặt Nhám - Structure. Và cũng vì thế sẽ có 4 xương gạch có các công năng khác nhau.
Để thay thế vật liệu tự nhiên, gạch đáp ứng được yêu cầu về giá thành, cũng như tính thẩm mỹ. Sử dụng gạch thay cho đá để tiết kiệm giá thành, chi phí nhân công, và vận chuyển. Sử dụng gạch thay cho sàn gỗ để có thể sử dụng lâu dài, tránh mối mọt,...
Việt Nam hiện nay, một quốc gia đang phát triển về kiến trúc, cơ sở vật chất, hạ tầng, các khu công nghiệp, các công trình kiến trúc cũng đạt được giải thưởng về các công trình kiến trúc độc. Gạch ốp lát một lần nữa lại đóng vai trò không nhỏ trong các công trình kiến trúc vì sự đa dạng về màu sắc, kích thước, chất liệu bề mặt và cả công năng sử dụng.
Các kiểu gạch hiện giờ đang được chia thành: Gạch Vân Đá, Gạch Marble, Gạch Terrazzo, Gạch Giả Gỗ, và không thể kể đến gạch Mosaic và Gạch trang trí. Team Vera sẽ cung cấp thông tin từng loại gạch ở những bài viết sau.